Lịch sử Rachel, Nevada

Thuở ban đầu

Rachel do một người nông dân trồng cỏ linh lăng địa phương tên là D.C. Day thành lập vào tháng 5 năm 1973.[6] Đầu tiên cộng đồng này được gọi là Làng Tempiute, và về sau đổi tên thành Sand Springs.[6]

Ngày 15 tháng 2 năm 1978, thị trấn được đổi tên thành Rachel dựa theo tên đứa trẻ đầu tiên được sinh ra trong thung lũng là Rachel Jones (1978–1980). Rachel Jones qua đời vào ngày 24 tháng 5 năm 1980. Để tưởng nhớ cô bé, người dân Rachel bèn lập ra một nghĩa trang và công viên tưởng niệm. Tuy vậy, Rachel Jones không được chôn cất tại Nghĩa trang Rachel.[7]

Mãi đến ngày 22 tháng 3 năm 1978 thì Rachel mới có điện do công ty Penoyer Valley Electric Cooperative cung cấp cho Thung lũng Penoyer.[7]

Năm 1980, nhà thờ duy nhất của Rachel gọi là Rachel Baptist Mission bắt đầu hoạt động trong một ngôi nhà di động được trao tặng. Kể từ đó, một mục sư bán thời gian thường đến Rachel làm các buổi lễ tôn giáo vào mỗi sáng Chủ nhật.

Vụ va chạm máy bay

Khoảng 4 giờ 10 phút chiều ngày 10 tháng 7 năm 1986, hai chiếc F-16 của Không quân Na Uy đã va chạm giữa không trung khi đang tham gia cuộc tập trận Cờ Đỏ ở gần Rachel. Một trong số chúng đã bị rơi ở Rachel, chỉ cách mép của một công viên nhà di động khoảng 25 thước Anh (23 m). Phi công của chiếc máy bay chiến đấu bị bắn rơi hạ cánh an toàn trước khi máy bay rơi, và chiếc F-16 khác đã quay trở lại Căn cứ Không quân Nellis. Phi công của chiếc F-16 bị bắn rơi chỉ bị thương nhẹ và được trực thăng bên Không quân Mỹ chở khỏi nơi bị rơi trong vòng 20 phút sau khi vụ việc xảy ra.

Sự kiện gần đây

Năm 1995, Rachel Baptist Mission chuyển đến một tòa nhà kiên cố tại chính địa điểm từng bị nhà thờ này chiếm chỗ trước đó.

Năm 2006, KFC đã tạo ra một biểu trưng công ty khổng lồ trên mặt đất ở rìa phía bắc của Rachel và tuyên bố đây là biểu trưng đầu tiên có thể nhìn thấy từ không gian.[8] Được xây dựng vào đầu tháng 11, mất sáu ngày để lắp ráp 65.000 viên gạch màu trên 87.500 foot vuông (8.130 m2) địa hình sa mạc bằng phẳng.[9] Biểu trưng cũng có một thông điệp ẩn trên khu vực giới hạn của biểu trưng có hình viên đại tá mạo danh đang cầm tấm biển trên đầu đề dòng chữ "Finger Lickin' Good". Biểu trưng này bị gỡ bỏ vào giữa năm 2007.

Rachel từng xuất hiện trong một tập của bộ phim Louis Theroux's Weird Weekends có đề cập đến tiểu văn hóa UFO. Rachel còn được nhắc đến trong một tập hai phần của bộ phim The X-Files mang tên "Dreamland" kể về tay mật vụ biết rõ câu chuyện ẩn giấu đằng sau của chương trình này do Michael McKean thủ vai từng cư trú tại thị trấn. Nó cũng là một địa điểm quan trọng trong tựa game bắn súng góc nhìn người thứ nhất BlackSite: Area 51.

Năm 1996, các nhà sản xuất của bộ phim Ngày Độc Lập từng đến quay một số cảnh ở Rachel, đã trao cho thị trấn này một cái hộp thời gian, được lắp đặt gần nhà trọ và dự định sẽ được mở ra vào năm 2050.[10]

Bắt đầu từ ngày 19 tháng 9 năm 2019, một ngày trước khi những thành viên tham dự cuộc đột kích Khu vực 51 theo như báo cáo cho biết đã xuất hiện và cắm trại xung quanh Rachel để chuẩn bị cho sự kiện này.[11]

Toàn cảnh Rachel và khu vực xung quanh từ ranh giới phía bắc của Khu vực 51.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Rachel, Nevada http://www.kfc.com/about/pressreleases/111406.asp http://www.lincolncountynevada.com/Lincoln-County-... http://littlealeinn.com/ http://www.motorcycleclassics.com/classic-motorcyc... http://www.rachel-nevada.com/ http://www.rachel-nevada.com/rachel.html#ALeInn http://www.rachel-nevada.com/rachel_history.html http://www.rachel-nevada.com/tikaboo_valley_map.ht... http://www.wrcc.dri.edu/cgi-bin/cliMAIN.pl?nv6130 //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v...